Sinh viên ngành Truyền thông RMIT tự thiết kế chương trình học
Đại học RMIT Việt Nam đang đổi mới chương trình đào tạo ngành Truyền thông Chuyên nghiệp, tập trung vào việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đón đầu xu hướng phát triển của ngành.
Đáp ứng sự chuyển dịch của ngành
Sự thay đổi này phản ánh sự chuyển dịch không ngừng của ngành Truyền thông, đồng thời, trang bị cho sinh viên tư duy, kỹ năng số và khả năng thích ứng cần thiết. Chương trình mới kết hợp kiến thức nền tảng và chuyên sâu, với ba chuyên ngành chính: Quảng cáo, Truyền thông số và Quan hệ công chúng. Bên cạnh đó là năm chuyên ngành phụ, bao gồm: Truyền thông và văn hóa châu Á, Nghiên cứu điện ảnh, Quảng cáo, Quan hệ công chúng, và Truyền thông số.
Theo Phó giáo sư Giannina Warren, Chủ nhiệm cấp cao ngành Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT, chương trình được thiết kế để sinh viên có thể xây dựng sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực của truyền thông, từ lập chiến lược, quảng cáo, sản xuất nội dung số, quan hệ công chúng đến nghiên cứu và giảng dạy.
Bà nhấn mạnh: "Ngành truyền thông đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, có khả năng thích ứng với công nghệ mới và tư duy chiến lược sâu sắc. Mục tiêu của trường là trang bị khả năng chủ động trong học tập và nghề nghiệp, đồng thời, nuôi dưỡng tư duy phản biện, sáng tạo và tinh thần lãnh đạo."
Ứng dụng công nghệ và thực tiễn
RMIT nhận thấy sự thay đổi của ngành truyền thông toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của AI, và đã điều chỉnh chương trình học để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng chuyển đổi, kỹ năng số và AI. Trường hướng đến việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Đại học RMIT tích hợp phương pháp học kết hợp thực tiễn, bao gồm Work Integrated Learning (WIL - Học tập tích hợp với công việc), Authentic Assessment (Đánh giá toàn diện) và Blended learning (Học tập đa nền tảng).
Sinh viên được kết nối lý thuyết với thực tiễn thông qua các hoạt động như thực tập, tham gia dự án với doanh nghiệp hoặc giải quyết tình huống thực tế. Trường có sự hợp tác với nhiều doanh nghiệp và tổ chức, từ các agency toàn cầu như Ogilvy, các tổ chức phi chính phủ lớn như UNDP và UNICEF, đến các doanh nghiệp lớn như Unilever.
Thành công từ thực tiễn
Gần đây, nhóm sinh viên ngành Truyền thông "Supernova" đã phát triển một chiến dịch cho khách hàng bao gồm UNDP, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về ung thư cổ tử cung ở phụ nữ lao động phi chính thức tại Việt Nam. Dự án hướng tới những người không có điều kiện và thường bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe do áp lực kiếm tiền nuôi gia đình. Kết quả của chiến dịch này là mẫu quảng cáo truyền cảm hứng khuyến khích nữ giới kiểm tra sức khỏe để bảo vệ tương lai gia đình.
Sinh viên RMIT cũng thường xuyên tham gia các cuộc thi lớn như Vietnam Young Lions, D&AD New Blood Award, Cannes Future Lions, Young Ones, Clios...
Tương tác với AI và giảng dạy
RMIT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Thạc sĩ Lương Vân Lam và Tiến sĩ Lena Bucatariu, giảng viên ngành Truyền thông, khuyến khích sinh viên chủ động học tập và tương tác với AI để phát triển tư duy phản biện. Các giảng viên nhấn mạnh rằng AI có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, nhưng không thể thay thế vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn và phát triển tư duy phản biện.
Ngày 18/5, RMIT tổ chức Hội thảo thông tin: "Khám phá RMIT và các ngành học Sáng tạo" để giúp phụ huynh và học sinh tìm hiểu về ngành Truyền thông. Sự kiện mở cửa miễn phí, cung cấp thông tin về thị trường và lộ trình học tập.
Nhật Lệ
```
bình luận (0)
Vui lòng Đăng nhập để bình luận
Chưa có bình luận nào
Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này